NHÀ Ở XÃ HỘI LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ ĐIỀU KIỆN MUA NHÀ Ở XÃ HỘI.
Vậy bạn muốn biết "nhà ở xã hội là gì? Quy
định và điều kiện mua là gì? Có nên mua nhà ở xã hội không?" thì hãy theo
dõi nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý
của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ
chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng
thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu
nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Loại hình nhà này được cung cấp ra
thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp
hơn nhà ở thương mại)
cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn
cảnh khó khăn.
Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường
có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư
nhân xây dựng.
Cụ thể:
1. Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
2. Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…3. Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.
Đối tượng mua nhà ở xã hội
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”
Điều kiện để mua nhà ở xã hội
1. Về Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội
Căn cứ theo quy định tại điều
22 nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định đối tượng có nhu cầu mua
nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho
chủ đầu tư để họ xét duyệt. Sau đó, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm gửi danh sách
các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ
tự ưu tiên về sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm tránh tình
trạng người được mua, thuê, hay thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.
Như vậy, để mua nhà ở xã hội
bạn cần chuẩn bị những giấy tờ hợp pháp sau:
a. Đối với hồ sơ chung:
- Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội
( theo mẫu).
- Chứng minh thư nhân dân ( 3
bản chứng thực).
- Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản chứng thực).
- Ảnh các thành viên trong gia
đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh).
Ngoài ra nếu bạn có các loại
giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.
b. Đối với hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở
Bạn cần phải có giấy xác nhận
đối tượng và thực trạng nhà ở. Việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở
cần được thực hiện như sau:
- Đối tượng thuộc người có công
với cách mạng phải có giấy tờ minh chứng về đối tượng theo quy định của pháp
luật, xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở
của nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.
- Các đối tượng thuộc diện
4,5,6,7 của điều 49 luật nhà ở cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức
nơi làm việc về đối tượng cũng như thực trạng nhà ở hiện tại.
- Đối tượng thuộc diện 8 điều
49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý
công vụ cấp.
- Đối tượng thuộc diện 9 Điều
49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học
tập;
- Đối tượng thuộc diện 10 Điều
49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên
trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ
quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi
người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở,
đất ở tái định cư.
c. Đối với hồ sơ minh chứng về điều kiện cư trú
Những đối tượng đăng ký mua,
thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu
thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.
Những đối tượng đăng ký mua,
thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao chứng thực về
giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính đến
thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về
việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương. Riêng trường hợp các đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc
văn phòng đại diện tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm tại địa
phương nơi đặt trụ sở chính thì bắt buộc cần phải có giấy xác nhận của cơ quan,
đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
d. Đối với hồ sơ chứng minh về thu nhập
Trước hết các với các đối tượng
thuộc khoản 4 của điều 49 luật nhà ở cần kê khai về mức thu nhập của bản thân
và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Các đối tượng quy định tại khoản
5,6,7 của điều 49 của Luật nhà ở cần phải xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm
việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo
quy định của pháp luật về thuế thu nhập.
2. Về trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các
thông tin về dự án và được công bố công khai trên công thông tin điện tử của Sở
Xây dựng địa phương nơi có dự án. Dự án xuất hiện ít nhất 1 lần tại cơ quan báo
chí ngôn luận của chính quyền địa phương và sàn giao dịch bất động sản của chủ
đầu tư.
Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản
về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho
thuê, cho thuê mua để sở xây dựng biết và kiểm tra. Thông tin này cần được
thông báo công khai trên cổng thông tin điệm tử của sở xây dựng trong vòng 1
tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự
án.
Những đối tượng có nhu cầu mua,
thuê, thuê mua nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.
Chủ đầu tư xem xét hồ sơ, lập
danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở. Trường hợp không còn
quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư có trách nhiệm nêu rõ lý do, hoàn trả lại
hồ sơ, khi nhận hồ sơ cần có giấy tờ biên nhận.
Chủ đầu tư gửi danh sách đối
tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về sở xây dựng để kiểm tra,
loại trừ. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách nếu sở xây dựng không có
ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận,
thống nhất và ký hợp đồng.
Đối tượng mua, thuê mua nhà ở
xã hội và chủ đầu tư thỏa thuận việc thanh toán nhà ở trực tiếp hoặc thông qua
ngân hàng.
Khi hợp đồng về mua bán và cho
thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án cần có trách nhiệm lập danh sách các
đối tượng mua, thuê mua gửi về sở xây dựng để công bố công khai.
Có nên
mua nhà ở xã hội không?
Nếu bạn thuộc diện nằm trong chính sách và có đủ điều kiện để sở hữu
một căn nhà ở xã hội, thì bạn nên sở hữu một căn nhà ở xã hội.
Với mức giá thấp hơn các căn hộ thương mại
thông thường, nhà ở xã hội sẽ tạo cơ hội cho bạn dễ dàng sở hữu hơn. Thay vì phải
đi thuê nhà, bạn sở hữu một nơi ở riêng với mức tài chính vừa phải,
hợp với điều kiện kinh tế gia đình của bạn.
Nếu bạn còn chưa rõ về chính sách Nhà ở xã hội, hãy vui lòng đặt câu hỏi với chúng tôi theo số điện thoại: 08585 06292. Chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi của các bạn ngay.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi!
Nhận xét
Đăng nhận xét